BỆNH XOẮN TRÙNG
(Leptospirosis)
Hình: Thận lợn viêm kẽ trong bệnh Xoắn trùngCĂN NGUYÊN
Bệnh do xoắn khuẩn Leptospirae gây nên, xoắn khuẩn thuộc giống Leptospira, họ Leptospiraceae, bộ Spirochaetales. Phân loại, dựa trên nghiên cứu về ADN phân ra 8 loài gây bệnh khác nhau bao gồm: Leptospira borgpetersenii, L. inadae, L. interrogans sensu stricto, L. kirschneri, L. meyeri, L. noguchii, L. santarosae và L. weilee. Dựa vào thành phần kháng nguyên chia thành hơn 200 serovar. Trong đó một số serovar gây bệnh chủ yếu trên vật nuôi bao gồm: Leptospira icterohaemorrhagiae, L. grippotyphosa, L. canicola, L. pomona, L. hardjo, L. bratislava. Xoắn khuẩn thường xuyên gây bệnh cho lợn gồm các chủng: L. bratislava, L. canicola, L. grippotyphosa, L. icterohaemorrhagiae, L. pomona.
Vi khuẩn có hình dạng xoắn như lò xo, kích thước 0,1×6-20 µm, bắt màu yếu trong các phương pháp nhuộm thông thường. Trong phương pháp nhuộm Gram xoắn khuẩn bắt màu Gram (-). Xoắn khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí, nhiệt độ thích hợp cho xoắn khuẩn phát triển từ 29-300C. Trên môi trường thạch máu hoặc các môi trường thông thường không thể nhận biết được sự phát triển của chúng. Xoắn khuẩn bị bất hoạt ở nhiệt độ 500C/10 phút.
ĐỘNG VẬT MẮC BỆNH
Ngoài lợn mắc bệnh còn có những động vật khác cảm thụ với mầm bệnh như: trâu, bò, chó, ngựa, cừu, chuột.
TRIỆU CHỨNG
Qua những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy biểu hiện lâm sàng xuất hiện chủ yếu trên hai nhóm lợn: lợn choai và lợn nái mang thai.
Thể cấp tính:
- Trong thời gian ngắn con vật bỏ ăn, sốt, ủ rũ.
- Lợn bị vàng da, biểu hiện này tập trung chủ yếu ở nhóm lợn dưới 3 tháng tuổi.
- Hemoglobin niệu.
Thể mãn tính:
- Sẩy thai ở lợn nái.
- Lợn con đẻ ra chết ngay sau khi sinh hoặc ốm yếu, khả năng sinh tồn thấp. Khi dịch bùng phát do L. tarassovi, tỷ lệ sẩy thai lên đến 19%.
- Suy giảm chức năng sinh sản. Đây là một đặc trưng khi mắc phải L. bratislava
BỆNH TÍCH
Thể cấp tính:
- Xuất huyết điểm, bầm huyết ở phổi.
- Viêm não và màng não.
Thể mãn tính:
- Thận viêm kẽ, bề mặt thận xuất hiện các đốm nhỏ màu xám phân tán.
- Viêm vú không hoá mủ.
- Phôi bị sẩy có thể xuất hiện không đồng thời hình ảnh: phù nề, nhuốm máu trong các xoang tự nhiên, miền vỏ thận xuất huyết điểm, gan có các đốm hoại tử màu xám, hoàng đản.
ĐIỀU TRỊ
Dùng kháng sinh để điều trị. Streptomycin tiêm bắp với liều 25 mg/kg thể trọng; Oxytetracycline 40 mg/kg thể trọng, liệu trình 3-5 ngày; Tylosin 44 mg/kg thể trọng, liệu trình 5 ngày; Erythromycin 25 mg/kg thể trọng, liệu trình 5 ngày. Khi dịch xảy ra, trên các đàn lợn nghi nhiễm tiến hành tiêm kháng sinh, đồng thời tiêm phòng vacxin để tạo sức đề kháng bảo hộ vật nuôi trước sự lây lan của mầm bệnh.
PHÒNG BỆNH
Sử dụng vacxin Xoắn trùng tiêm phòng cho lợn sau khoảng 3 tháng tuổi. Tiêu diệt nguồn mang mầm bệnh đặc biệt là chuột. Tiến hành tiêm phòng vacxin Leptospira (vô hoạt) do Công ty cổ phần Thuốc thú y trung ương Vetvaco sản xuất để tạo miễn dịch đặc hiệu cho lợn chống lại bệnh Xoắn trùng.
Vacxin Leptospira được tiêm cho lợn, trâu hoặc bò phòng bệnh Xoắn trùng. Để phòng bệnh tốt hơn cho vật nuôi nên tiến hành tiêm nhắc lại mũi 2 sau khi đã tiêm mũi 1 bảy ngày. Vacxin kích thích cơ thể tạo miễn dịch bảo hộ kéo dài trong vòng 6 tháng.